Nguyên nhân sâu răng hàm là gì? Cách xử lý cho từng trường hợp
Đăng vào 28/12/2024
MỤC LỤC
Sâu răng hàm là tình trạng vi khuẩn tấn công và phá hủy men răng. Người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Sâu răng hàm là tình trạng vi khuẩn tấn công và phá hủy men răng ở vùng răng hàm
Nguyên nhân làm đau răng hàm và sâu
Một số nguyên nhân thường gặp gây đau răng hàm bao gồm:
Vi khuẩn tấn công răng:
Răng hàm là răng ăn nhai chính, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nếu không vệ sinh kỹ, vi khuẩn sẽ tấn công men răng, gây sâu răng hàm trên và sâu răng hàm dưới . Sâu răng làm đau lợi răng hàm và có thể lan rộng, dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
Viêm nướu và viêm nha chu:
Viêm nướu là tình trạng đau răng hàm sưng lợi, viêm nhiễm ở mô nướu xung quanh răng,... dẫn đến đau và sưng tấy ở khu vực răng hàm.
Viêm nha chu là một dạng nặng của bệnh viêm nướu răng, có các biểu hiện như sưng đỏ niêm mạc, chảy dịch, sờ thấy phập phều, hơi thở hôi, nhiều mảng bám…. Nếu bệnh nặng hơn có thể tổn thương các mô nâng đỡ răng, gây đau nhức kéo dài.
Như vậy, viêm nha chu là tình trạng nặng của bệnh viêm nướu răng.
Răng khôn mọc lệch:
Thông thường, răng số 8 mọc vào độ tuổi từ 17 đến 25 khi cấu trúc hàm và răng đã ổn định. Chính vì thế, nó không có đủ không gian để phát triển bình thường, gây ra tình trạng mọc lệch. Đây là nguyên nhân bị đau răng hàm nhức do răng khôn mọc chen lấn đâm vào các răng xung quanh.
Tổn thương do chấn thương:
Tai nạn, va chạm hoặc cắn phải vật cứng có khả năng gây tổn thương cho răng hàm, dẫn đến đau nhức và cảm giác khó chịu.
Áp xe hoặc nhiễm trùng răng:
Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây sưng tấy, đau nhức và mưng mủ quanh răng hàm.
Áp xe răng làm cho tình trạng đau trở nên dữ dội, cần phải điều trị kịp thời để tránh lây lan.
Cắn không đúng khớp:
Khi khớp cắn không chính xác, các lực tác động lên răng không đều, gây đau nhức và mỏi cơ ở các răng hàm.
Tình trạng nghiến răng:
Nghiến răng khi ngủ hoặc do căng thẳng có thể làm đau các cơ hàm dưới, khớp thái dương hàm và đau cổ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lực cắn khi nghiến răng gấp 10 lần lực nhai bình thường. Ngoài ra, thời gian nghiến từ 40 phút trong 1 giờ khiến cơ và khớp phải hoạt động liên tục làm các răng đau và ê buốt dẫn đến mòn men răng. (Nguồn Vinmec).
Men răng yếu bẩm sinh:
Men răng yếu bẩm sinh gây đau buốt răng hàm vì lớp men không đủ mạnh để bảo vệ ngà răng bên dưới. Khi men răng mỏng hoặc yếu, ngà răng dễ bị lộ, khiến răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, hoặc thức ăn chua, ngọt gây cảm giác đau hoặc ê buốt.
Men yếu cũng làm răng dễ bị sâu và vi khuẩn tấn công, có thể dẫn đến viêm tủy và bị đau lợi răng hàm.
Ảnh hưởng của răng hàm sâu đến sức khỏe
Sâu răng hàm không chỉ gây đau đớn mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người bệnh. Dưới đây là các tác động chính:
Đau đớn và khó chịu:
Khi đau răng hàm trên và đau răng hàm dưới tiến triển, vi khuẩn tấn công vào lớp men và tủy răng, gây ra những cơn nhức dữ dội. Ngoài ra, việc đau răng hàm gây đau đầu cũng là biểu hiện thường thấy.
Mất chức năng nhai:
Răng hàm có vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn. Khi răng này bị sâu, người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, giảm khả năng nhai. Điều này ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi.
Nhiễm trùng:
Nếu không điều trị, sâu răng hàm nặng có thể dẫn đến viêm tủy hoặc nhiễm trùng quanh răng. Những viêm nhiễm này có nguy cơ gây áp xe răng, viêm xương hàm, đau lợi ở răng hàm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Tác động đến các răng kế cận:
Khi vi khuẩn từ răng sâu lan sang các vùng quanh đó, chúng bắt đầu tấn công mô nướu và men răng của những răng bên cạnh.
Quá trình này thường bắt đầu bằng việc hình thành mảng bám vi khuẩn, tạo môi trường làm axit ăn mòn men răng. Dần dần, lớp bảo vệ tự nhiên của răng bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp cận sâu hơn vào ngà răng.
Nếu không được xử lý, tình trạng này có thể lan rộng, khiến nhiều răng bị sâu cùng lúc.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể:
Vi khuẩn từ sâu răng xâm nhập vào máu, gây viêm nội tâm mạc, làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường và gây nhiễm trùng toàn thân. Chúng kích hoạt phản ứng viêm, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sốc nhiễm trùng. Điều trị sớm sâu răng không chỉ bảo vệ răng miệng mà còn giảm nguy cơ ảnh hưởng đến trạng thái chung của cơ thể.
Vi khuẩn từ sâu răng có thể xâm nhập vào máu ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh
Các mức độ bị sâu răng hàm
Sâu răng là quá trình phát triển qua nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Dưới đây là dấu hiệu sâu răng hàm theo từng giai đoạn:
Giai đoạn 1: Vết sâu mới chớm hình thành: Răng xuất hiện những đốm trắng ngà, chưa có vết đen.
Giai đoạn 2: Răng bắt đầu xuất hiện lỗ sâu đen nhỏ: Các vết trắng ngà phát triển thành những lỗ sâu nhỏ, lan rộng và tấn công vào men răng cũng như ngà răng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt khi ăn uống, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
Giai đoạn 3: Vết đen dần lan rộng đến tủy: Sâu răng lan rộng, ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh và có nguy cơ lan đến tủy răng. Lúc này, cơn đau trở nên dữ dội và thường xuyên.
Giai đoạn 4: Răng sâu đã tổn thương đến tủy: Tủy răng bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến chết tủy, viêm nướu, viêm chân răng và các tổn thương khác.
Sau khi hiểu rõ các mức độ đau chân răng hàm dưới và đau nhức răng hàm trên, việc áp dụng biện pháp điều trị phù hợp giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiến triển và bảo vệ răng miệng hiệu quả.
Các biện pháp điều trị răng hàm bị sâu
Hàn trám răng hàm bị sâu
Hàn trám răng giúp sâu răng ngừng phát triển và phục hồi chức năng nhai của răng bị tổn thương. Phương pháp này thích hợp cho các trường hợp sâu kẽ răng hàm hoặc bị vỡ ở mức độ nhẹ đến vừa.
Trước tiên, bác sĩ loại bỏ phần răng bị sâu, làm sạch khu vực và trám đầy bằng vật liệu chuyên dụng (như composite hoặc amalgam) để phục hồi hình dạng và chức năng của răng.
Bọc răng sứ răng hàm bị sâu
Bọc răng sứ là giúp bảo vệ răng hàm sâu nặng, hạn chế tình trạng tổn thương lan rộng khỏi các tác động bên ngoài. Đây là phương pháp hiệu quả nhằm bảo tồn răng bị sâu và không ảnh hưởng đến khớp cắn.
Đầu tiên, bác sĩ mài bớt phần răng bị tổn thương, sau đó lấy dấu để chế tạo răng sứ. Khi răng sứ hoàn thiện, nha sĩ sẽ lắp lên răng đã mài để phục hồi chức năng ăn nhai.
Nhổ răng Nhổ răng là giải pháp cuối cùng khi răng hàm bị sâu, đau nhức nghiêm trọng, không thể phục hồi bằng các phương pháp điều trị khác. Việc nhổ răng giúp ngừng cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
Hiện nay, việc nhổ răng đã dễ dàng hơn nhờ có máy siêu âm Piezotome sẽ kiểm soát tình trạng ê buốt, đau nhức trong quá trình nhổ. Sau khi nhổ, bác sĩ có thể tư vấn về việc trồng răng giả để phục hồi chức năng nhai.
Nếu bạn cần chữa trị răng sâu có thể liên hệ tới NhaKhoaHub - đơn vị tìm kiếm và review nha khoa sẽ giúp bạn chọn được phòng khám phù hợp với chi phí hợp lý.
Giải đáp câu hỏi xung quanh vấn đề sâu răng hàm
Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?
Răng hàm vĩnh viễn của trẻ không thể mọc lại. Khi răng đã bị tổn thương không thể phục hồi, việc thay thế răng là cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp sâu nhẹ có thể trám răng để ngăn sự phát triển của sâu răng.
Trẻ 7 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?
Bé 7 tuổi hoặc bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Khi trẻ em bị sâu răng hàm, phụ huynh nên đưa con đến nha sĩ sớm để kiểm tra và xác định mức độ tổn thương. Tùy vào tình trạng sâu, bác sĩ có thể tiến hành trám răng, điều trị tủy (nếu cần).
Sâu răng hàm có lỗ nên làm gì?
Khi răng hàm bị sâu đã hình thành lỗ, cần đến nha khoa để trám răng nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển, đồng thời làm đầy lỗ sâu để răng trở về hình dạng ban đầu. Nếu lỗ đã xâm lấn quá sâu, nha sĩ thực hiện điều trị tủy bọc răng để bảo toàn răng thật.
Trẻ bị sâu răng hàm có nên nhổ không?
Nhổ răng là phương án cuối cùng khi các biện pháp điều trị khác không thể khôi phục chức năng của răng. Trẻ em không cần nhổ răng hàm vĩnh viễn nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu răng đã bị tổn thương quá nặng và không thể can thiệp, nhổ răng là giải pháp tối ưu để tránh gây đau đớn hoặc lây lan nhiễm trùng.
Sâu răng hàm gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày và đi khám nha sĩ định kỳ để phòng ngừa và điều trị sâu răng hiệu quả.
Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:
Hotline: 0976 654 560
Email: nhakhoahub@fenik-technologies.com
Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Bùi Thị Ngọc Oanh
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.